IR: Con đường thành công
Saturday, January 3, 2015
Quan hệ nhà đầu tư (IR) là công tác quản trị chiến lược kết hợp giữa tài chính, truyền thông, marketing trên cơ sở tuân thủ pháp luật, tạo nên mối quan hệ hai chiều hiệu quả giữa một doanh nghiệp với cộng đồng tài chính và những bên có quyền lợi liên quan, nhằm góp phần định giá đúng giá trị chứng khoán của doanh nghiệp (theo Học viện Quan hệ nhà đầu tư Quốc gia Hoa Kỳ - NIRI).
Trọng tâm của IR là hoạt động trao đổi thông tin hai chiều giữa doanh nghiệp với cổ đông, nhà đầu tư, các nhà phân tích…, nhằm thỏa mãn cung - cầu về thông tin, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Về phần cung, đảm bảo cung cấp thông tin thường xuyên, có giá trị, thông tin đúng mục đích, đúng đối tượng thông qua các thông báo, trang thông tin điện tử, báo cáo, tổ chức các buổi họp (ĐHCĐ, họp báo, hội thảo, gặp gỡ nhà đầu tư…).

Về phần cầu, đảm bảo doanh nghiệp hiểu được nhu cầu thông tin của cộng đồng đầu tư, hiểu được thị trường đang định giá công ty thế nào, dựa trên những thông tin gì và tại sao lại định giá như vậy.
Làm tốt hoạt động IR, doanh nghiệp có thể thu được nhiều lợi ích: đảm bảo thực hiện được chiến lược cổ đông, hạn chế rủi ro bị thâu tóm, sáp nhập; tạo dựng sự tin tưởng, ủng hộ của cổ đông, nhà đầu tư khi triển khai các chiến lược dài hạn; huy động vốn hiệu quả trên TTCK, từ đó tạo dựng và phát triển giá trị doanh nghiệp.
Hiện nay, hoạt động IR vẫn chưa thực sự được các doanh nghiệp chú ý, nhiều doanh nghiệp mới chỉ dừng ở việc công bố thông tin mang tính chất bắt buộc, thông tin chưa đầy đủ, chính xác, kịp thời. Mối tương tác giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư chủ yếu là một chiều, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò công bố thông tin, nhà đầu tư ít có cơ hội phản hồi, trao đổi những băn khoăn, thắc mắc với doanh nghiệp. Lý do chủ yếu do các doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng và các lợi ích đem lại từ việc làm tốt công tác IR.
Với những doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động IR, thì để thực hiện tốt IR lại đang gặp không ít khó khăn. Chẳng hạn, doanh nghiệp có kênh thông tin chính thức là website, nhưng thông tin không hiệu quả, không đúng đối tượng, chi phí cao (chi phí cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng mạng website, nhân sự vận hành hệ thống…), ít người biết đến. Không ít doanh nghiệp không có đủ nhân sự, chi phí để duy trì bộ phận IR chuyên trách, dẫn đến doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ chức năng quan hệ nhà đầu tư. Bên cạnh đó là doanh nghiệp không có kinh nghiệm xử lý tình huống ứng phó với tin đồn, thông tin sai lệch liên quan đến công ty.
Trọng tâm của IR là hoạt động trao đổi thông tin hai chiều giữa doanh nghiệp với cổ đông, nhà đầu tư, các nhà phân tích…, nhằm thỏa mãn cung - cầu về thông tin, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Về phần cung, đảm bảo cung cấp thông tin thường xuyên, có giá trị, thông tin đúng mục đích, đúng đối tượng thông qua các thông báo, trang thông tin điện tử, báo cáo, tổ chức các buổi họp (ĐHCĐ, họp báo, hội thảo, gặp gỡ nhà đầu tư…).
Về phần cầu, đảm bảo doanh nghiệp hiểu được nhu cầu thông tin của cộng đồng đầu tư, hiểu được thị trường đang định giá công ty thế nào, dựa trên những thông tin gì và tại sao lại định giá như vậy.
Làm tốt hoạt động IR, doanh nghiệp có thể thu được nhiều lợi ích: đảm bảo thực hiện được chiến lược cổ đông, hạn chế rủi ro bị thâu tóm, sáp nhập; tạo dựng sự tin tưởng, ủng hộ của cổ đông, nhà đầu tư khi triển khai các chiến lược dài hạn; huy động vốn hiệu quả trên TTCK, từ đó tạo dựng và phát triển giá trị doanh nghiệp.
Hiện nay, hoạt động IR vẫn chưa thực sự được các doanh nghiệp chú ý, nhiều doanh nghiệp mới chỉ dừng ở việc công bố thông tin mang tính chất bắt buộc, thông tin chưa đầy đủ, chính xác, kịp thời. Mối tương tác giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư chủ yếu là một chiều, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò công bố thông tin, nhà đầu tư ít có cơ hội phản hồi, trao đổi những băn khoăn, thắc mắc với doanh nghiệp. Lý do chủ yếu do các doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng và các lợi ích đem lại từ việc làm tốt công tác IR.
Với những doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động IR, thì để thực hiện tốt IR lại đang gặp không ít khó khăn. Chẳng hạn, doanh nghiệp có kênh thông tin chính thức là website, nhưng thông tin không hiệu quả, không đúng đối tượng, chi phí cao (chi phí cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng mạng website, nhân sự vận hành hệ thống…), ít người biết đến. Không ít doanh nghiệp không có đủ nhân sự, chi phí để duy trì bộ phận IR chuyên trách, dẫn đến doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ chức năng quan hệ nhà đầu tư. Bên cạnh đó là doanh nghiệp không có kinh nghiệm xử lý tình huống ứng phó với tin đồn, thông tin sai lệch liên quan đến công ty.
Comments[ 0 ]
Post a Comment